06 - Qui luật III & IV: Các bạn hãy phân biện ‒ Các bạn hãy học hỏi về giá trị của sự định trí

 

Qui luật III

Các bạn hãy phân biện.

 

Vì bạn luôn luôn tự hiến dâng để phụng sự nhân loại nên bạn phải tự hỏi mình: trong những yếu tố khác nhau của sự kinh nghiệm trọng yếu của bạn, những yếu tố nào vĩnh cửu trường tồn và những yếu tố nào theo thời gian, sẽ tạm thời và vô thường. Khi giải đáp bài toán này, bạn sẽ đạt những nền móng chắc chắn trên đó sau này bạn sẽ xây dựng tánh nết cao thượng của bạn. Bạn sẽ làm cái tâm thức sáng suốt được phát triển ở nơi bạn một cách dễ dàng bằng cách bạn thường nhắc lại luôn luôn với tất cả sự chú ý, những câu sau đây:

«Tôi không phải là xác thân,

nhưng tôi là kẻ sử dụng nó.

Tôi không phải là những cảm xúc,

nhưng tôi là kẻ làm chủ chúng.

«Tôi không phải là những hình ảnh của cái trí (những hình tư tưởng), nhưng tôi là kẻ tạo ra chúng.

«Trí tưởng tượng, những cảm xúc và những cảm giác của tôi chỉ là những sự biểu lộ thoáng qua của bản thể tôi, của cái Chơn Ngã Trường Tồn của tôi.

«Tôi ngự nơi chúng và tự biểu lộ xuyên qua chúng.

«Chúng là những biến tượng của Bản thể tôi, nhưng đối với chúng, tôi ở riêng biệt.

«Tôi là chủ nhân và là kẻ sáng mắt».

Bạn hãy tập trung tư tưởng vào sự quả quyết ấy, xem xét nó một cách cẩn thận, lãnh hội cái Chân lý nó hàm chứa, hãy lấy chân lý đó làm một thực sự linh động trong đời sống của bạn và sự tuân thủ qui luật III sẽ làm bạn tiến rất nhiều trong sự hoạch đắc kiến thức, điều này khiến bạn có thể giúp đỡ đồng loại.

Cái phàm ngã của bạn, – mà chính bạn, là cái Chơn ngã Trường tồn – bạn đã hiến dâng để phụng sự nhân loại, gồm bảy thể đặc biệt, có thể thay đổi và phát triển. Người ta gọi chúng là những uẩn. Ðó là:

1– Bốn thể của bạn: xác thân thô trược, thấp thỏi; xác thân tinh nhuệ, cao đẹp [5] – thể Hạ trí lẫn với cái Vía; thể Thượng trí thoát khỏi những cảm xúc.

[5] Tức là cái phách. (Lời dịch giả)

2– Những cảm giác của bạn gồm: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, cảm giác về sự giao hợp, về nóng lạnh, về các phủ tạng và xúc giác (gồm những sự đau đớn thể xác) v.v… .

3– Những quan niệm trừu tượng của bạn về đời sống, thí dụ những tư tưởng của bạn về tôn giáo, quốc gia mỹ thuật, về những nguyên tắc luân lý thường được thời đại bạn công nhận, về địa vị xã hội của bạn vân vân…

4– Những xu hướng của bạn, nghĩa là những xúc động xem xét bề ngoài dường như có vẻ tự nhiên, chúng thúc đẩy bạn hành động một cách nào đó, hay khiến bạn tránh sự hành động trong những trượng hợp khác; chúng khiến bạn suy nghĩ dễ dàng khi theo một vài chiều hướng, và khiến bạn gần như không sao có thể theo được những chiều hướng khác. Chính những xu hướng này thúc giục bạn nghiêng về phía lý tưởng chủ nghĩa, về duy vật chủ nghĩa, về sự tu khổ hạnh, về thẩm mỹ học, về sự lập luận hữu lý, vân vân…

5– Sức mạnh cái trí của bạn, nghĩa là một ký ức chắc chắn, một trí thông minh sáng suốt, một sự đúng đắn, không sai chạy, vân vân…

6– Khả năng của bạn để tạo ra Thiên Ðàng (nước Thiên Ðàng ở trong mình bạn) nghĩa là uy lực được cấu thành bởi những hành động và tư tưởng nhân đức từ bi, bởi những sự hy sinh mà bạn phải chịu để mưu hạnh phúc cho người khác; bởi sự quên mình nó khiến bạn ở trong bóng tối và vui mừng khi thấy những kẻ khác chiếm những chỗ ngồi tốt nhất, những địa vị cao sang nhất.

7– Uy lực tinh thần của bạn ấy là bạn có cái năng lực bao hàm cả Vũ Trụ trong cái nhìn của bạn, ấy là giữa thế giới thay hình đổi dạng, bạn mất hẳn cái cảm giác chia rẽ bạn với Ðời Sống Vũ Trụ. Chính mãnh lực này khiến bạn có thể nói ra một cách giản dị và một niềm tin tưởng tuyệt đối rằng: «Ðời Sống Trường Tồn với ta chỉ là một».

Khi nào có thể đứng một mình giữa cái lương tri bất tử và thiệt thọ của mình, có thể ngắm sự tác động của ba mãnh lực lớn của thiên nhiên [6] gọi là ba đặc tính Gu na, xuyên qua bảy lớp cấu thành phàm ngã của bạn, và không bị chi phối bởi những hành động và phản động của những giá trị thuộc về phạm vi kinh nghiệm khách quan; thì chừng đó mới hoạch đắc được tánh phân biệt mà sự thực hành qui luật III, chủ trương phát triển.

[6] Muốn hiểu về 3 đặc tính Gu na, xin đọc quyển «Ðời Sống Huyền Bí của Thái Dương Hệ». (Lời dịch giả) 



Qui luật IV

Các bạn hãy học hỏi
về giá trị của sự định trí.

 

Đức Chân Sư Hilarion định nghĩa sự minh triết là cách sử dụng đúng đắn những kiến thức.

Thiết tưởng sự sử dụng đúng đắn những kiến thức này phải có một mục đích và một chương trình.

Khi lặp lại một sự xác nhận những qui luật III, các bạn hãy nương mình vào chốn Vô Thủy Vô Chung và bạn dần dần tự giải thoát khỏi cái tư tưởng cho rằng những thể vô thường của phàm ngã bạn cấu thành cái Chơn Ngã Trường Tồn của bạn. Nay, bạn đã đi tới mức xem xét được những thể đó dưới cái bản tánh thật của chúng, bạn thấy chúng chỉ là những sự kinh nghiệm của Chơn Ngã. Sau khi hiểu biết cái uy lực sáng tạo của mình trong phạm vi tư tưởng, rồi bạn sẽ muốn mang lại cho lý tưởng mình một căn bản vững vàng và trường tồn hơn trong tâm thức của bạn. Bạn sẽ hiểu rằng mọi trách nhiệm về luân lý đều ẩn tàng trong những nơi thâm sâu nhất của tư tưởng bạn, và chính điều gì xuất phát nơi trái tim con người sẽ làm cho y cao thượng hay thấp hèn. Muốn tiến tới sự vững vàng không còn thay đổi nữa, phải học và thực hành sự định trí.

Bạn không thể nào làm cho những phần tử của «nhân loại mới» thừa nhận cái lý tưởng của bạn về hạnh phúc vị lai trước khi lý tưởng đó được in rõ ràng trong chính thần trí của bạn với một sự minh bạch và sáng sủa hoàn toàn và điều này chỉ đạt được bằng cách định trí mà thôi.

Giống như một dòng suối trong vắt từ dưới đất chui lên, rồi cho những làn nước mát mẻ của mình chảy vào những con kinh đào ngay đường thẳng lối; tinh thần khi thoát ra khỏi con người thì ban rải tình thương và ân lành qua những lý tưởng mà sự định trí đã ghi chặt và làm cho chúng trở thành thường trực trong tư tưởng.

Nếu bạn là người chí nguyện Tây phương, tôi khuyên bạn nên tránh những phép luyện hơi thở đã chỉ dạy trong nhiều cuốn sách nói về định trí. Những phép đó nguy hiểm và nếu không có một người hướng dẫn đủ tài năng, thì chúng làm hại ta hơn là giúp ích. Bạn sẽ tiến tới nhiều hơn nếu bạn luôn luôn tưởng tượng đến hình ảnh một nhân loại lý tưởng và bạn say mê lý tưởng đó và loại ra ngoài mọi tư tưởng thấp hèn, như thế còn hơn là bạn tập luyện hằng năm những phép luyện hơi thở mà không có một lý tưởng nào cả.

______________________________________________________




Comments

Popular posts from this blog

08 - Qui luật VI: Các bạn hãy phụng sự lý tưởng tùy theo tính chất và trình độ mình

10 - Qui luật VIII: Các bạn hãy chăm chỉ nhận xét đời sống ở chung quanh có liên quan đến mình và hãy cố gắng hiểu sự huyền diệu của nó

21 - Qui luật XIX: Các bạn hãy tự do