20 - Qui luật XVIII: Các bạn hãy hợp nhất với tác giả của các thứ Thánh kinh khi đọc những cuốn sách này

Qui luật XVIII

Các bạn hãy hợp nhất với tác giả
của các thứ Thánh kinh
khi đọc những cuốn sách này.

 

Bạn sẽ nhận thấy rằng, với tư cách người phụng sự nhân loại, bạn hợp nhất với Thượng Ðế Trường Tồn, và tất cả các thứ Thánh kinh, sau cùng, đều dẫn đến cái trạng thái Tâm Thức mà bạn đã hoạch đắc được khi tự hiến dâng cho Chân lý và Bác Ái.

«Ngươi hãy nhìn vào Tâm ngươi, ngươi là Phật đó”.

«Ðạo ở trong mình ngươi và phóng ra khắp cả Vũ Trụ”.

«Ngươi là ngọn lửa thiêu đốt những cặn bã và chỉ còn để lại vàng ròng nguyên chất”.

«Nước Thiên Ðàng ở trong mình ngươi. »

Bạn hãy lục soát những Thánh kinh để tìm Chơn Ngã bạn, bạn là mục tiêu của những lời giáo huấn của tất cả những Thánh kinh.

Bạn là Ðức Gia Tô và uy lực của Thượng Ðế diễn tả qua ngôn ngữ mà bạn đọc được trong các Thánh kinh. 

Bạn đã từ bỏ đời sống và bạn đã lại tìm được Chơn Ngã mình.

Không những bạn phải hòa mình với những lời giáo huấn của các Ðấng Cứu Thế vì biết rằng những lời giáo huấn này cũng phát khởi tự Tiếng Nói của chính bạn, mà bạn lại còn phải hiểu rằng tất cả những nhà hiền triết đều do một Tinh thần sinh ra và họ cũng là những cách biểu lộ của Tư Tưởng của bạn đã tiến hóa và nó diễn tả qua những cá nhân khác vậy. Bạn đừng để cho một ông thầy nào có xác phàm kiểm soát đời sống bạn.

Bạn đừng tìm Thầy trong cõi Trần, trong cõi Trung Giới và trong cõi Thượng Giới. Bạn hãy luôn luôn nhớ rằng uy lực của điều Thiện ngự nơi bạn và không bao giờ lại từ bên ngoài mà vào. «Bạn hãy yêu mến những đạo hữu đang cùng bạn cộng tác với Thiên Cơ, nhưng bạn đừng cúng lạy họ, đừng thờ phượng họ». 

______________________________________________________




Comments

Popular posts from this blog

08 - Qui luật VI: Các bạn hãy phụng sự lý tưởng tùy theo tính chất và trình độ mình

10 - Qui luật VIII: Các bạn hãy chăm chỉ nhận xét đời sống ở chung quanh có liên quan đến mình và hãy cố gắng hiểu sự huyền diệu của nó

21 - Qui luật XIX: Các bạn hãy tự do