nbacd-02 - Dùng Thần Nhãn Để Khám Bệnh
Chương 2
Dùng
Thần Nhãn
Để Khám Bệnh
Thật là một điều lý thú khi biết rằng năng khiếu thần nhãn có thể giúp
ta làm được những điều phi thường. Nhưng càng lý thú hơn nữa khi ta được biết
rằng trong thời đại này có một người đã dùng năng khiếu thần nhãn một cách hữu
ích trên địa hạt sưu tầm cũng như trên phương diện thực tế. Người ấy là ông
Edgar Cayce. Trong những năm cuối đời ông Cayce, người ta gọi ông là «con người phi thường ở
Không hề có chuyện đặt bàn tay truyền điện hay làm cho bệnh nhân quăng
nạng gỗ sau khi sờ nhẹ vào vạt áo. Những sự «nhiệm mầu» của ông Cayce chỉ là sự khám đúng căn bệnh, mà thường là
những bệnh nhân ở cách xa ông đến hàng ngàn cây số! Ngoài ra, năng khiếu thần
nhãn của ông chỉ hoàn toàn khai mở trong giấc ngủ thôi miên, đó là một điều
đáng được sự chú ý của những nhà chữa bệnh theo khoa tâm lý, thường dùng giấc
ngủ thôi miên để chữa bệnh hoặc làm phương tiện nghiên cứu tiềm thức con người.
Một trong những thí dụ đáng kể nhất về cách xử dụng thần nhãn của ông
Cayce là trong trường hợp sau đây:
Một người con gái ở
Theo sự chỉ dẫn đó của ông Cayce, người ta mới xem trong miệng người con
gái thì thấy quả có một cái răng cấm mọc ngược. Sau khi được đưa đến nha sĩ để
nhổ cái răng ấy đi thì người con gái liền hết bệnh điên.
Một thí dụ khác rất lạ lùng là: Có một thiếu phụ ở tỉnh
Sau khi rơi vào trạng thái thôi miên, ông Cayce bảo đem cho nó uống một
liều thuốc belladona (atropine) và kèm theo sau đó, cho uống một loại thuốc trừ
độc. Những vị bác sĩ khác đều phản đối cách chữa bệnh này, vì belladona là một
loại thuốc cực độc. Nhưng bà mẹ đứa trẻ tin tưởng vào ông và nhất định tự mình
đưa thuốc ấy cho con bà uống. Ngay tức khắc, chứng động kinh dứt hẳn. Sau khi
cho đứa trẻ uống thêm một liều thuốc trừ độc, đứa trẻ duỗi thẳng tay chân và
ngủ một giấc ngon lành. Nó đã được cứu sống và khỏi bệnh.
Những thí dụ trên đây, cùng với hàng trăm thí dụ khác, không phải là
những trường hợp chữa khỏi bệnh bằng «đức
tin». Những trường hợp mà người bệnh được chữa khỏi cấp thời như những
trường hợp kể trên chỉ là một số ít. Trong hầu hết những trường hợp khác thì
người bệnh được điều trị một cách cụ thể, có khi lâu dài, và cách điều trị gồm
có thuốc men, phẫu thuật, kiêng cữ món ăn, dùng nhiều sinh tố, chữa trị bằng
điện, xoa bóp hay tự kỷ ám thị.v..v... Người thực hiện các biện pháp điều trị
đó là các bác sĩ chuyên khoa, còn ông Cayce chỉ đóng vai người chẩn đoán - theo
cách của ông - và đưa ra các chỉ dẫn điều trị.
Những trường hợp khám bệnh bằng thần nhãn của ông Cayce đều được ghi
chép trong những hồ sơ và được giữ gìn cẩn thận. Tất cả có đến ba chục ngàn hồ
sơ được cất giữ ở
Những tập hồ sơ này là một kho văn kiện và tài liệu vĩ đại để chứng minh
sự thật về hiện tượng thần nhãn (clairvoyance).
Ông Cayce sinh năm 1877 tại
Đời sống ở nông trại không thích hợp với ông; ông bèn chuyển đến sống ở
tỉnh thành. Trước hết, ông làm nhân viên phụ trách một cửa hàng bán sách; sau
đó ông làm nhân viên một hãng bảo hiểm.
Năm ông hai mươi mốt tuổi, một việc xảy đến bất ngờ làm thay đổi cuộc
đời ông. Ông bị tắt tiếng nói vì một chứng bệnh yết hầu. Mọi sự chạy chữa đều
vô hiệu quả, và không một vị bác sĩ nào có thể chữa cho ông khỏi bệnh. Do hậu quả
này của căn bệnh, ông không thể tiếp tục hành nghề nhân viên bảo hiểm, ông bèn
trở về nhà cha mẹ.
Ông sống ở đó gần một năm, không có việc gì làm cả và chứng bệnh của ông
dường như không còn hy vọng chạy chữa. Sau cùng, ông quyết định theo học nghề
chụp ảnh, vì nghề này không cần phải dùng đến giọng nói.
Trong khi ông đang tập sự nghề chụp ảnh, một nhà thôi miên đạo diễn tên
là Hart đi ngang qua
Ông Cayce vui vẻ nhận lời. Trong trạng thái thôi miên, ông Cayce tuân
theo mệnh lệnh của ông Hart và nói chuyện được như bình thường, nhưng khi vừa
thức tỉnh thì ông lại bị tắt tiếng như trước.
Trong những giấc thôi miên kế đó, nhà thôi miên bèn dẫn dụ cho ông nghe
rằng sau khi thức tỉnh, ông sẽ có thể nói chuyện được như thường. Phương pháp
này gọi là «ám thị thôi miên», tuy
rằng rất hiệu nghiệm và đã từng giúp nhiều người thắng được những thói quen xấu
như hút thuốc quá độ chẳng hạn, nhưng lại không có kết quả đối với chứng bệnh
của ông Cayce.
Vì ông Hart phải chuyển sang một tỉnh khác theo chương trình đã định nên
không thể tiếp tục những cuộc chữa trị thử nghiệm với ông Cayce được nữa, nhưng
có một người tên là Layne ở cùng một địa phương, đã theo dõi cuộc chữa bệnh cho
ông Cayce một cách thích thú, liền đề nghị ông Cayce để cho ông ta thử điều
trị.
Ông Cayce vì muốn được khỏi bệnh bằng bất cứ phương pháp điều trị nào,
liền chấp nhận. Ông Layne mới nảy ra một sáng kiến mới, là dẫn dụ cho ông Cayce
trong trạng thái thôi miên, hãy tự diễn tả căn bệnh của mình. Thật lạ thay, ông
Cayce tuân theo lời dẫn dụ đó và mô tả về căn bệnh của chính mình. Bằng một
giọng nói bình thường, trong khi ông chịu sự dẫn dụ thôi miên của ông Layne,
ông Cayce bắt đầu diễn tả trạng thái của những sợi dây thanh trong cuống họng
của ông. Ông nói:
- A! Chúng ta có thể nhìn thấy cái thể xác này! Vào lúc bình thường, nó
không thể nói được vì những cơ thịt dưới cuống họng bị liệt bại một phần, do
một sự căng thẳng thần kinh gây nên. Chứng bệnh này nguyên nhân là do một trạng
thái tâm lý gây ra và ảnh hưởng đến phần thể chất. Muốn chữa hết bệnh, phải
dùng cách dẫn dụ để làm vận chuyển sự lưu thông máu huyết ở bộ phận bị đau,
trong khi người bệnh còn nằm trong trạng thái thôi miên.
Ông Layne liền dẫn dụ cho ông Cayce rằng sự lưu thông máu huyết của ông
sẽ tăng thêm một cách mạnh mẽ ở chỗ cuống họng bị đau và bệnh trạng của ông sẽ
thuyên giảm. Dần dần, phần trên của bộ ngực và cuống họng của ông Cayce thay
đổi màu sắc, chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ thắm. Sau đó hai mươi phút,
vẫn trong trạng thái thôi miên, ông Cayce ho lên mấy tiếng để lấy giọng và nói:
- Tốt lắm, căn bệnh đã dứt. Ông hãy dẫn dụ rằng sự lưu thông máu huyết
sẽ trở lại bình thường và thể xác này hãy thức tỉnh.
Ông Layne liền làm y theo lời. Ông Cayce thức tỉnh và nói chuyện bình
thường lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua.
Trong những tháng sau đó, thỉnh thoảng căn bệnh lại tái phát đôi lần.
Mỗi lần như thế, ông Layne lại dẫn dụ bằng cách thôi miên cho máu huyết lưu
thông nơi cuống họng, và chứng bệnh lại dứt.
Câu chuyện của ông Cayce có lẽ đã chấm dứt với bấy nhiêu đó, nếu ông
Layne không nhìn thấy những triển vọng sâu xa của trường hợp đặc biệt này, và
tìm cách khai thác trên địa hạt thực tế. Lịch sử của khoa thôi miên là điều
quen thuộc đối với ông và ông đã từng biết những trường hợp tương tự đặt dưới
sự điều trị của ông De Puysegur ở Pháp. Ông này là vị kế nghiệp cho bác sĩ
Mesmer, [7] người đã khám phá ra khoa nhân điện học.
[7] Franz Anton Mesmer
(1734-1815), bác sĩ người Áo, tốt nghiệp trường Đại học
Ông Layne nghĩ rằng, nếu ông Cayce có thể nhìn thấy xác thể của mình và
tự khám bệnh lấy, thì điều tất nhiên là ông ấy sẽ có thể nhìn thấy thể xác của
những người khác và khám bệnh cho họ.
Ông Layne bèn thí nghiệm điều này với chính ông, vì trong thời gian gần
đó ông đang bị chứng đau dạ dày.
Cuộc thí nghiệm đã thành công mỹ mãn. Trong trạng thái thôi miên, ông
Cayce mô tả trạng thái bên trong cơ thể ông Layne và đề nghị một vài phép điều
trị. Ông Layne lấy làm vui mừng vô hạn, sự khám nghiệm của ông Cayce hoàn toàn
đúng với những triệu chứng mà chính ông cũng đã nhận thấy và cũng phù hợp với
sự khám nghiệm của nhiều vị bác sĩ khác. Cách điều trị của ông Cayce đưa ra gồm
có việc áp dụng chế độ ăn uống thích hợp, kiêng cữ một số món ăn, sử dụng thuốc
men và những phép tập thể dục chưa từng đem áp dụng cho trường hợp của ông từ
trước. Ông Layne bèn áp dụng theo cách điều trị ấy và chỉ trong vòng ba tuần
ông nhận thấy rằng bệnh trạng của ông đã thuyên giảm rất nhiều.
Những sự kiện trên đây làm cho ông Cayce lưỡng lự phân vân không ít.
Nhưng ông Layne lấy làm vô cùng hứng khởi và quyết định thử xem phép điều trị
này có thể chữa khỏi bệnh cho những người khác hay không?
Hồi mới lên mười tuổi, ông Cayce đã bắt đầu đọc bộ Kinh Thánh (Bible) và
đọc đi đọc lại hằng năm từ đầu đến cuối bộ sách ấy. Ông có ý nghĩ muốn trở nên
một nhà chữa bệnh để cứu giúp các bệnh nhân đau khổ, cũng như các vị môn đồ của
đấng Christ xưa kia. Về sau, ông có tham vọng trở nên một nhà truyền giáo như
đã nói ở trên, nhưng hoàn cảnh của ông đã không cho phép. Và đến bây giờ thình
lình ông nhận thấy cơ hội làm thầy chữa bệnh cho thiên hạ tự nhiên xuất hiện
với ông. Nhưng ông còn băn khoăn lo ngại không dám nắm lấy cơ hội ấy, vì ông sợ
rằng nếu trong trạng thái thôi miên ông lỡ nói một điều gì có hại và nguy hiểm
cho tánh mạng kẻ khác thì sao?
Nhưng ông Layne liền bảo đảm rằng ông đừng sợ gì cả; chính ông Layne đã
có hiểu biết khá nhiều về y học để có thể ngăn chặn những phép điều trị nào xét
ra có hại cho bệnh nhân.
Ông Cayce bèn suy nghĩ rất lâu để quyết định một đường lối hành động.
Sau cùng, ông bằng lòng giúp đỡ cho những người bệnh nào muốn được điều trị
theo phương pháp của ông, nhưng ông nói trước một cách dứt khoát rằng đó chỉ là
những cuộc thí nghiệm, và ông không đòi hỏi tiền thù lao chi cả.
Kế đó, ông Layne mới bắt đầu chép bằng tốc ký những lời mà ông Cayce
thốt ra trong trạng thái thôi miên và gọi đó là biên bản, hay phúc trình những
cuộc «Khám bệnh bằng thần nhãn».
Điều rất lạ lùng trong những cuộc khám bệnh của ông Cayce, được thực
hiện ngoài những giờ hành nghề nhiếp ảnh, là ông đã dùng những danh từ rất
chuẩn xác về khoa sinh lý học và cơ thể học, mặc dầu trong lúc thức tỉnh ông
không hề biết một chút gì về ngành y học và cũng không hề đọc các sách về y
khoa. Điều càng lạ lùng hơn nữa đối với ông Cayce là những bệnh nhân do ông
điều trị đều được thuyên giảm rất nhiều. Trường hợp của ông Layne không đủ
thuyết phục ông, vì ông cho rằng có lẽ sự tưởng tượng đã làm cho ông Layne
tưởng rằng mình khỏi bệnh. Về phần ông Cayce, việc ông đã thu hồi lại được
giọng nói không thể cho là sự tưởng tượng, nhưng đó có thể chỉ là một sự ngẫu
nhiên tình cờ.
Những sự nghi ngờ đó luôn ám ảnh ông trong những năm đầu khi ông mới bắt
tay vào việc khám bệnh bằng thần nhãn, đã dần dần được giải tỏa trước sự kiện
hiển nhiên là những bệnh nhân do ông điều trị đều được khỏi bệnh, thậm chí đến
cả những trường hợp được xem là nan y và vô phương cứu chữa.
Dần dần, khả năng khám bệnh phi thường của ông Cayce được đồn đãi ra
khắp mọi nơi. Một ngày kia, ông nhận được điện thoại của vị cựu Thanh tra Giáo
dục thành phố Hopkinsville, mời ông đến chữa cho cô con gái của ông ta mới lên
năm tuổi và đau ốm đã ba năm nay.
Bé gái này bị chứng cảm cúm vào năm hai tuổi và từ đó đến nay bị mất trí
khôn. Những vị bác sĩ chuyên môn mà cha mẹ em đã mời đến khám bệnh cho em đều
bó tay, không làm sao cứu em khỏi bệnh. Gần đây, em lại bị chứng động kinh ngày
càng dữ dội thêm, và một vị bác sĩ chuyên môn đã tuyên bố rằng đó là một chứng
bệnh thuộc về bộ não, không thể chữa khỏi.
Cha mẹ em đã tuyệt vọng, và đưa em về nhà để chờ ngày em trút hơi thở
cuối cùng. Khi đó, một người bạn mới nói chuyện với cha mẹ em về ông Cayce và
năng lực nhiệm mầu của ông. Khi ông Cayce nghe nói về trường hợp của cô gái nhỏ
này, ông bằng lòng đi đến tận nơi để khám bệnh cho em ấy. Vì tình hình tài
chánh của ông không được dồi dào lắm, nên ông phải nhận tiền lộ phí của gia
đình bệnh nhân cung cấp. Đó là lần đầu tiên mà ông nhận một món tiền về công
việc chữa bệnh để giúp đỡ kẻ khác.
Ông bèn lên đường, tuy rằng với một sự băn khoăn khó nghĩ trong lòng.
Khi cô gái nhỏ được đưa đến trước mặt ông, ông càng cảm thấy một cách thấm thía
sự mỉa mai cái vai trò của ông, một kẻ xuất thân từ gia đình nông dân tầm
thường và không biết một chút gì về y học lại dám tự hào có thể chạy chữa cho
một đứa trẻ mà những nhà chuyên môn giỏi nhất trong ngành y khoa đã phải bó tay
không chữa nổi!
Ông cảm thấy hơi run rẩy khi ông nằm trên chiếc sofa trong phòng khách
nhà ông thanh tra, và ngủ thiếp đi. Tuy nhiên, trong giấc ngủ thôi miên đó, ông
không còn băn khoăn nghi ngại về chính mình nữa. Ông Layne có mặt ở một bên để
dẫn dụ cho ông, và ghi chép bằng tốc ký những lời ông thốt ra như thường lệ.
Với một sự bình tĩnh và tự tin mà ông vẫn thường biểu lộ trong những
cuộc khám bệnh trước đây, ông Cayce bắt đầu mô tả bệnh trạng của đứa trẻ. Ông
cho biết rằng trước khi bị cảm cúm, em bé ấy đã bị té ngã từ trong xe văng
xuống đất, và vi trùng bệnh cúm đã xâm nhập vào chỗ thương tích do tai nạn gây
ra, điều này gây nên chứng động kinh. Ông cho biết thêm rằng, sự điều trị thích
nghi bằng phép nắn xương sẽ có thể làm giảm bớt áp lực và giúp cho em nhỏ được
bình phục trở lại như thường.
Bà mẹ em bé xác nhận việc em bị ngã từ trong xe văng ra ngoài, nhưng vì
không thấy có thương tích, nên bà không hề nghĩ rằng việc ngã xe lại có ảnh
hưởng đến bệnh trạng của em bây giờ.
Ông Layne bèn áp dụng cách điều trị cho em theo lời dặn của ông Cayce và
trong vòng ba tuần, em nhỏ đã hết chứng động kinh. Tình trạng trí não của em
cũng khá hơn nhiều: em nói được tên của con búp bê, món đồ chơi thích nhất của
em mà em vẫn chơi trước khi bị bệnh; sau đó em gọi tên của cha em và mẹ em lần
đầu tiên kể từ nhiều năm nay.
Sau ba tháng, hai ông bà chủ nhà tuyên bố rằng cô con gái nhỏ của họ đã
hoàn toàn bình phục và đang cố gắng vớt vát lại thời gian đã mất trong những
năm đen tối vừa qua.
Những sự việc xảy ra như trường hợp này đã đem đến cho ông Cayce một
niềm tin rằng ông không hề sai lầm khi đem sử dụng khả năng lạ lùng của ông để
giúp đỡ thế gian.
Danh tiếng của ông ngày càng lan xa. Báo giới đã bắt đầu quan tâm và đến
phỏng vấn rồi đưa tin về ông. Kể từ đó, hằng ngày ông đều nhận được những cú
điện thoại và điện tín của những bệnh nhân tuyệt vọng khẩn cầu ông chữa bệnh
cho họ. Chính vì nhu cầu khám bệnh ngày càng mở rộng mà ông đã bắt đầu thử
nghiệm rồi nhận thấy rằng mình có thể khám bệnh xuyên qua không gian, khi ở
cách xa bệnh nhân đến hàng mấy trăm dặm đường, miễn là trong khi đi vào trạng
thái thôi miên có người nói cho ông biết tên tuổi và địa chỉ rõ ràng của bệnh
nhân.
Ông Cayce thường bắt đầu các cuộc khám bệnh từ xa bằng vài lời bình phẩm
về thời tiết và hoàn cảnh địa phương nơi bệnh nhân ở, với một giọng nói thì
thầm đại khái như:
- Ở đây sáng nay gió thổi mạnh quá!
- Đây là Winthertur ở Thụy Sĩ. À! Con sông này đẹp quá!
- Ồ! Người ấy đang đi, ông ta đi thang máy để đi xuống lầu!
- À! Những bộ áo pyjama này đẹp quá!
- A! Bà mẹ đang cầu nguyện ở phòng bên! v.v... Những sự mô tả đó về sau
luôn được xác nhận là đúng, lại càng giúp một bằng chứng xác thực về năng khiếu
thần nhãn của ông Cayce.
Dầu rằng bệnh nhân ở cách xa hay ở gần một bên ông trong cùng một gian
phòng, thì ông cũng dùng một phương pháp giống nhau không có gì thay đổi. Ông
chỉ cần cởi giày, lên nằm trên giường một cách hoàn toàn thoải mái và nghỉ
ngơi. Qua nhiều lần thực nghiệm, ông nhận thấy rằng cần phải nằm quay đầu về
hướng bắc, chân về hướng nam. Ngoài một chỗ nằm và một cái gối dưới đầu, ông
không cần dùng thêm một món gì khác!
Những cuộc khám bệnh có thể diễn ra ban ngày cũng như ban đêm, và bóng
tối hay ánh sáng đều không có ảnh hưởng gì khác nhau. Vài phút sau khi nằm yên
chỗ, ông liền ngủ thiếp đi. Khi đó, ông Layne, hoặc đôi khi là vợ ông Cayce,
hoặc bất kỳ một người nào khác mà ông tin cậy và giao phó trách nhiệm này, mới
đưa ra cho ông những lời dẫn dụ thích nghi. Câu dẫn dụ thông thường là:
- Bây giờ, ông sẽ thấy trước mặt ông (tên họ người bệnh), ở tại (địa chỉ
tên đường, thành phố, xứ..) Ông sẽ khám nghiệm thân thể người ấy một cách chăm
chú và cẩn thận, và ông sẽ nói cho tôi biết bệnh trạng cùng nguyên nhân của
chứng bệnh là như thế nào. Ông cũng sẽ nói cách điều trị ra sao để chữa bệnh
cho người ấy. Và ông sẽ đáp lại những câu hỏi của tôi đưa ra...
Vài phút sau, ông Cayce bắt đầu nói, và ông Layne hoặc cô thư ký Gladys
Davis ghi chép lại bằng tốc ký những lời nói của ông. Sau đó, bản chép tốc ký
được đem đánh máy lại rõ ràng để lưu giữ. Trong phần nhiều trường hợp, một bản
sao được trao cho người bệnh hoặc thân nhân, hoặc người đỡ đầu hay vị bác sĩ
điều trị, còn một bản sao bằng giấy màu vàng thì được lưu giữ trong hồ sơ về
bệnh nhân.
Lời đồn đãi truyền khẩu và những bài tường thuật trên báo chí về năng
khiếu thần nhãn của ông Cayce không bao lâu đã hấp dẫn sự chú ý của những tay
thương gia có óc trục lợi. Một nhà buôn lớn trong ngành bông vải đề nghị trả
cho ông Cayce mỗi ngày một trăm đô-la, liên tiếp trong hai tuần để nhờ ông «xem» giá thị trường bông vải hằng ngày.
Mặc dầu lúc ấy ông đang cần tiền, nhưng ông vẫn dứt khoát từ chối. Có những
người khác muốn nhờ ông chỉ giùm những chỗ chôn giấu kho tàng, hoặc cho biết
con ngựa nào về nhất trong một cuộc đua để họ đặt cược trúng giải.
Có nhiều lần, ông Cayce đã chịu nghe theo lời thiên hạ thỉnh cầu và làm
thử những chuyện kể trên để rút kinh nghiệm và cũng để xem kết quả ra sao.
Nhiều lần ông đã thành công và nói đúng kết quả của những cuộc đua cá ngựa;
nhưng cũng có nhiều lần ông nói sai! Và những lần như thế, sau khi thức tỉnh
ông luôn cảm thấy mệt mỏi, bực dọc và bất mãn về mình!
Có một lần, người ta thuyết phục được ông hãy thử thời vận và dùng thần
nhãn để khám phá các mỏ dầu hỏa ở tiểu bang
Sau cùng, ông nhận thấy rằng ông chỉ có thể sử dụng năng khiếu thần nhãn
của mình một cách hữu hiệu và chắc chắn vào mục đích chữa bệnh cho nhân loại,
và chỉ vì mục đích duy nhất đó mà thôi chứ không bao giờ nên dùng thần nhãn để
giúp cho ai hay cho chính mình trong việc kiếm tiền và sinh lợi! Thậm chí đến
những sự quảng cáo ồ ạt để cầu danh, ông cũng đều dửng dưng không quan tâm đến.
Năm 1922, ông Chủ bút tờ báo Denver Post nghe tiếng ông Cayce và đã mời
ông đến
Ông ta sẽ trả cho ông Cayce mỗi ngày một ngàn đô- la và tự mình đảm
nhiệm công việc tổ chức những cuộc trình diễn lưu động trong khắp nước, nếu ông
Cayce bằng lòng đổi tên họ và khoác lấy một cái tên Ấn Độ, ăn mặc và bịt khăn
theo lối Đông phương, và khám bệnh trong trạng thái thôi miên sau một tấm màn
che khuất để tránh những cặp mắt tò mò.
Nhưng ông Cayce quyết liệt từ chối.
Ông David Kahn, Giám Đốc Công ty Vô tuyến truyền hình ở Brunswich, và là
bạn cũ của ông Cayce, trong những cuộc nói chuyện riêng tư, đã quảng cáo về
việc làm của ông Cayce trong các giới bạn bè và các giới kinh doanh thương mãi;
nhưng khi ông đề nghị mở một chương trình quảng cáo đại qui mô về công việc của
ông Cayce trên đài truyền hình thì ông Cayce liền từ chối một cách quyết liệt.
Trong cuộc đời ông, ông không bao giờ chấp nhận cho ai làm bất cứ một sự
quảng cáo nào về sự khám bệnh hay về những cuộc diễn thuyết công cộng của ông.
Trong các cuộc đàm thoại với những người không được biết ông nhiều, ông không
bao giờ nói về năng khiếu đặc biệt của mình, nếu người ta không hỏi ông về vấn
đề đó. Có nhiều người ở cùng một tỉnh nhưng không hề biết gì về ông, ngoài việc
ông làm nghề nhiếp ảnh. Ông sống với một niềm tin tưởng chắc chắn rằng ông chỉ
là một công cụ để giúp đỡ và đem lại sức khỏe cho những kẻ ốm đau khổ sở, và
ông không bao giờ nên làm cho thiên hạ chú ý đến mình.
Trong những năm đầu, ông Cayce vẫn tiếp tục hành nghề nhiếp ảnh, và luôn
từ chối không nhận tiền thù lao về những cuộc khám bệnh của ông. Về sau, khi số
người bệnh đến nhờ ông chạy chữa càng ngày càng đông, làm cho ông không thể nào
tiếp tục hành nghề nhiếp ảnh được nữa, ông mới thấy mình có lý do để nhận tiền
thù lao, vì ông còn phải đùm bọc và nuôi dưỡng gia đình. Tuy thế, đối với những
người nghèo không đủ sức trả tiền, ông vẫn khám bệnh không lấy tiền.
Không bao giờ ông Cayce đòi hỏi hoặc bắt buộc bệnh nhân phải trả tiền
thù lao. Những bản sao các thư từ của ông hiện còn được cất giữ trong các tập
hồ sơ ở
Trong những năm đầu tiên thực hiện việc khám bệnh, ông Cayce luôn luôn
bị giày vò bởi sự hoài nghi. Có đôi khi, trong những cuộc khám bệnh, ông Cayce
lặng thinh không nói gì trong giấc ngủ thôi miên. Có lẽ trong những lúc đó,
năng khiếu thần nhãn của ông bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe hoặc trạng
thái bất an của tâm hồn. Mặc dầu lúc thường, ông là một người dịu dàng và hiền
lành, nhưng ông cũng có những lúc nóng giận thình lình; và hoàn cảnh gia đình
buộc phải có nhiều lo âu về tài chánh. Một tâm trạng như thế lẽ tất nhiên là có
thể làm tê liệt mất năng khiếu của ông.
Trong những trường hợp khám bệnh không có kết quả, người ta phải đình
lại một lúc khác để đợi cho tình trạng sức khỏe và tâm lý của ông được bình
phục trở lại, khi đó cuộc khám bệnh sẽ đem lại kết quả mong muốn.
Nhưng ông Cayce cũng bị xúc động một cách sâu xa nếu có bệnh nhân nào tỏ
vẻ bất mãn vì cuộc khám bệnh không nói đúng theo bệnh trạng của họ, hoặc sự
điều trị không có hiệu quả như họ mong muốn. Trong những trường hợp đó, ông
Cayce xin lỗi một cách rất khiêm tốn trong những bức thơ dài, và giải thích
rằng ông không hề tự hào là thần y có thể chữa khỏi bá bệnh; rằng có một phần
chi tiết mà ông không được biết rõ, điều này làm cho những cuộc khám bệnh của
ông trở nên kém hiệu lực và bất toàn; và đôi khi ông không nhìn thấy được rõ
ràng mọi sự, như một cái máy thu thanh bắt sóng cũng có khi mạnh khi yếu, chứ
không phải lúc nào cũng cho âm thanh một cách hoàn hảo. Và cuối thơ, ông kết
luận:
- Mục đích duy nhất của chúng tôi là giúp đỡ ông. Nếu tôi đã thất bại,
thì tôi xin vui lòng trả tiền lại cho ông.
Ông gửi kèm theo trong thơ một ngân phiếu hoàn nguyên số tiền mà ông đã
nhận được cho vị thân chủ.
Thỉnh thoảng, sau nhiều tháng, chính những người thân chủ đó trở lại cho
ông hay rằng một cuộc khám bệnh riêng về sau đã xác nhận những gì ông đã nói từ
lúc đầu, mà họ đã nghi ngờ là không đúng như bệnh trạng của họ.
Cũng có đôi khi ông Cayce nhận thấy rằng những bệnh nhân đã than phiền
về sự chữa bệnh không lành, chỉ vì họ đã cẩu thả không chịu áp dụng đúng theo
cách điều trị của ông đưa ra, chẳng hạn như họ quên ăn uống kiêng cữ, hoặc
không chịu uống thuốc đúng liều, hoặc xao lãng về phần tu dưỡng tinh thần mà
ông đã bắt buộc họ phải noi theo.
Dầu sao ông cũng biết rằng những cuộc khám bệnh của ông không phải là
tuyệt đối chính xác trong mọi trường hợp. Nhưng với thời gian qua, những cuộc
khám bệnh của ông càng ngày càng trở nên rõ ràng và đúng đắn hơn trước, vì kinh
nghiệm đã giúp cho ông biết cách sử dụng năng khiếu một cách hữu hiệu hơn.
Những sự thất bại hoặc sai biệt xảy ra một đôi khi đã được bù đắp bởi những sự
chữa lành bệnh một cách mầu nhiệm.
Một vị linh mục Thiên Chúa giáo người Canada đã được chữa khỏi bệnh động
kinh; một người học trò trường tỉnh ở Dayton thuộc tiểu bang Ohio đã được chữa
khỏi bệnh đau khớp xương; ở New York, một viên nha sĩ đã được chữa khỏi trong
hai tuần chứng bệnh nhức đầu kinh niên đã trải qua nhiều năm; một thiếu niên ở
Philadelphia mắc chứng bệnh đau mắt có cườm, là một chứng bệnh được xem là nan
y, đã được bình phục khi một vị bác sĩ chữa trị theo lời chỉ thị của ông Cayce.
Chính những trường hợp chữa khỏi bệnh kể trên đã xảy ra rất nhiều lần
làm cho ông Cayce bình nhật vốn là một người khiêm tốn, do dự, và cẩn thận rất
mực, đã phải tin tưởng vào năng khiếu của chính ông, mặc dầu thỉnh thoảng vẫn
có những sự khó khăn và một vài sai biệt nhỏ nhặt không đáng kể; và ông có thể
tin rằng đó là một cái thiên tư đặc biệt của trời phú cho ông.
Năm 1942, do báo chí đua nhau nói về thân thế và sự nghiệp của ông
Cayce, tên tuổi của ông đã vang dội khắp nơi ở Hoa Kỳ. Kết quả là có hàng triệu
bức thư của người khắp bốn phương được gởi đến nhờ ông chữa bệnh, trong số đó
có nhiều trường hợp rất đau thương và vô cùng khẩn cấp.
Ông Cayce không bao giờ từ chối việc chạy chữa cho một bệnh nhân nào và
không bao giờ ruồng bỏ một ai, đành phải định ngày khám bệnh cho từng người, và
có người phải được ông hẹn trước đến mười tám tháng mới đến phiên khám bệnh.
Thay vì chỉ khám bệnh hai hay ba lần trong mỗi ngày, có khi ông đã khám
bệnh đến tám lần, bốn lần vào buổi sáng và bốn lần vào buổi chiều. Làm việc
trong giấc ngủ có vẻ dường như là một công việc thoải mái dễ dàng, nhưng sự
thật ông Cayce đã phải mất rất nhiều sinh lực và sự căng thẳng gây nên bởi sự
làm việc quá sức đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông: Ông từ trần vào ngày 3
tháng giêng năm 1945, hưởng thọ sáu mươi bảy tuổi.
Cuộc đời của ông Edgar Cayce đã chấm dứt, nhưng danh tiếng của ông không
bao giờ mất. Nếu một người trở nên bất tử và lưu danh thiên cổ do những công
trình phụng sự nhân loại thì người ta có thể nói rằng ông Cayce đã trở nên bất
tử theo cách đó.
Comments
Post a Comment